Khai vị là những món ăn nhẹ, không nặng bụng, được phục vụ đầu tiên nhầm kích thích vị giác thực khách. Sau đây là dánh sách món khai vị phổ biến nhất trong các tiệc cưới.
Đang xem: 30+ thực đơn đám cưới ngon và đặc sắc nhất
|
8 Món khai vị dễ làm đãi tiệc |
Vào tiệc cưới thường phải chờ bàn đủ số lượng người quy định thì mới được dọn cổ lên, tuy vậy có những buổi tiệc mời lúc 5 giờ chiều nhưng đến 6g có khi hơn mới bắt đầu thiết đãi. Lúc bấy giờ dạ dày bạn đã háo hức để chờ đợi món ngon mang lên, thế nhưng nếu bỏ qua món khai vị giúp kích thích vị giác và dạ dày rỗng thì sẽ mất ngon khi ăn những món sau.
Món khai vị còn mang ý nghĩa khơi gợi câu chuyện cho những người thân quen khi ngồi chung bàn tiệc, điều này giúp chúng ta bắt đầu câu chuyện làm quen dễ dàng, giúp thực khách ăn ngon miệng hơn và bữa tiệc thêm phần rôm rả, và chuẩn bị cho những món chính kèm sau.
1. Món khai vị Gỏi Củ Hủ Dừa
Món gỏi có vị chua cay kết hợp bánh phồng cá linh béo thơm luôn được mọi người chọn là món ăn khai tiệc. Sự kích thích ngon miệng của món gỏi sẽ nhẹ nhàng khởi động bữa tiệc thịnh soạn của thực khách dự tiệc.
Gỏi củ hủ dừa là một trong những loại gỏi được đặt nhiều nhất trong các thực đơn chiêu đãi của các nhà hàng tiệc cưới. Nguyên liệu đặc sắc làm ra món gỏi đương nhiên là phần củ hủ dừa.
Củ hủ dừa còn được gọi bằng cái tên thân quen là đọt dừa. Đọt dừa chính là phần lõi non nhất của ngọn trên thân cây dừa. Củ hủ dừa tách ra có thể ăn sống, đem xào hoặc chiên … nhưng ngon nhất vẫn làm đem trộn gỏi. Món gỏi được trộn từ củ hủ được cho là ngon nhất vì nó vẫn giữ được độ giòn ngọt và thanh mát từ loại nguyên liệu này.
Để lấy được 1 củ hủ dừa, người ta phải chặt hy sinh cả 1 cây dừa . Củ hủ dừa có vị ngọt, mát dịu. Nó là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, có nhiều khoáng chất và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Gỏi củ hủ dừa thường được trộn gỏi với thịt heo thái mỏng, tôm tươi, trộn chung với cà rốt, dưa leo bào sợi và các loại ngò rí.
2. Món khai vị Gỏi ngó sen tôm thịt
Vẫn với vị chua cay và kích thích vị giác như gỏi củ hủ dừa, nhưng nguyên liệu chính làm món Gỏi Sen Tôm Thịt lại là những cọng ngó sen giòn ngọt.
Ngó sen là phần non nhất của cọng lá sen, nó nằm sát góc của cây sen. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
Ngó sen được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều loại món ăn khác nhau. Ngó sen có thể ăn sống hoặc chiên xào, để tạo ra những món ăn có mùi vị khác nhau.
Ngó sen có vị giòn ngọt, chứa nhiều chất xơ và vitamin khác nhau. Nó có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm nhẹ dạ dày, giải độc gan, ngăn ngừa táo bón.
Cũng tương tự như gỏi củ hủ dừa, gỏi ngó sen tôm thịt được trộn với thịt heo thái lát mỏng, cà rốt và dưa lèo bào sợi nhỏ cùng với các loại ngò rí.
3. Món khai vị Gỏi hoa chuối
Để làm được món này, bạn cần có thịt bò, mè rang, rau trộn gỏi và các gia vị. Thịt bò cắt miếng mỏng theo thớ ngang, ướp gia vị khoảng 15 phút rồi áp chảo hoặc nướng nhanh trên lửa than, sau đó lăn qua mè. Sơ chế các loại rau và cuối cùng là pha nước chấm.
Khuấy đường với nước mắm cho tan, sau đó cho nước tắc, tương ớt vào quậy cùng cho có độ sánh, thêm tỏi ớt.
Cho các loại rau trái đã sơ chế ra đĩa, xếp thịt bò đã nướng lên, rải sả, hành tím ngâm dấm lên trên, rưới nước mắm trộn đều. Món khai vị gỏi bòi bóp thấu ăn kèm bánh phồng cá thát látthì ngon nào cưỡng lại.
5. Món khai vị Thịt Nguội Bát Bửu
Với cái tên sang trọng, càng cua bách hoa không chỉ là món khai vị đẹp mắt mà còn mang đến cho người ăn một hương vị thơm ngon và vô cùng hấp dẫn.
Nhân bọc càng được làm từ nguyên liệu thịt xay, thịt cua, thịt tôm … và đem chiên ngập dầu để tạo vị giòn.
Càng cua bách hoa được trang trí với rau xà lách xoong xung quanh cùng với cà chua bi. Thức chấm dùng cho càng cua bách hoa là tương xí muội xốt Mayonnaise, bạn có thể kết hợp với bánh phồng cá thát lát để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.
Bản thân món ăn này không có vị chua cay mà nó phải kết hợp với loại nước chấm đặc trưng của riêng nó để tạo nên vị chua đặc biệt của món này.
7. Món khai vị Gỏi bưởi tôm mực
Bưởi nên chọn trái to, múi to nhiều nước sau đó tách thành từng miếng nhỏ. Tôm chọn con cỡ vừa luộc bỏ vỏ và chỉ đất, mực luộc thái miếng con chì ngâm cùng nước mắm chua ngọt để thấm gia vị. Cà rốt thái sợi ngâm cùng nước chua ngọt cho mềm.
Sau đó trộn chung tất cả nguyên liệu lại đảo cho thấm, rắc lên bề mặt ít rau ngò thơm, vừng hay đậu phộng rang.
Bạn có thể sử dụng phồng tôm hoặc bánh phồng cáđể xúc kèm món gỏi này, lại kết hợp cùng rau xà lách. món ăn thanh đạm hài hòa về màu sắc và hương vị đảm bảo làm “xiu lòng” thực khách.
8. Món khai vị Gỏi miến trộn tôm thịt
Sự mát lạnh của rau cue, tươi mát của thịt tôm đan xen vị chua ngọt vô cùng kích thích. Món gỏi miến trộn tôm thịt thường được các nhà hàng thiết đãi kèm bánh phồng cá giòn tan đậm đà, sự kết hợp này làm cân bằng giữa các mùi vị món ăn, lại rất tinh tế mang lại hiệu quả cho những cuộc trò chuyện thú vị đầu tiệc.
Xem thêm: Thiết Bị Thu Phát, Sóng Wifi Từ Xa Cho Điện Thoại, Laptop, Tivi Giá Rẻ
8 món khai vị này đều có thể dùng kèm với bánh phồng cá chiên giòn, vừa dung hòa độ chua ngọt thanh mát, vừa kích thích mạnh mẻ vị giác với vị ngọt thơm đậm đà từ cá thác lác nguyên chất, với tỷ lệ pha trộn 100% trong từng chiếc bánh phồng.